Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Tôi học làm thơ: LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ 8 CHỮ

Luật bẳng trắc  của thơ 8 chữ hơi khác thơ 7 chữ và là thể thơ tương đối tự do,  không hoàn toàn gò bó vào luật bằng trắc như thơ bảy chữ. Luật bằng trắc chỉ áp dụng cho những câu liền mạch thông thường. Những câu ngắt thành nhiều cụm từ  thì chỉ theo luật đôi chút hoặc đôi khi không theo luật bằng trắc gì cả.


Việc áp dụng luật bằng trắc nhiều hay ít còn tùy theo nội dung bài thơ, nghệ thuật biểu cảm của câu thơ, và tùy tài năng của nhà thơ. Những câu thơ không theo luật đôi khi là những câu thơ hay, có giá trị nghệ thuật cao, tạo nên những điểm nhấn thú vị, mang lại nét riêng cho bài thơ.

Là người học làm thơ, tôi nghĩ mình nên nên bắt đầu tìm hiểu về luật thơ 8 chữ, giống như học nhày, đầu tiên, ta phải đi những bước cơ bản, sau đó rồi mới học bước “făng”  và “făng”  nhiều hay ít là chuyện về sau, khi đã nhảy thành thạo.

Luật bằng trắc của một câu thơ 8 chữ tùy theo vần của chữ thứ 8. Nếu chữ thứ 8 vần trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng. Ví dụ:

Em cứ HẸN nhưng EM ĐỪNG đến NHÉ  (xxTxBBxT)

Nếu chữ thứ 8 vần bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc. Ví dụ:

Để lòng BUỒN tôi DẠO KHẮP  trong SÂN, (xxBxTTxB)

Thử ghi luật bằng trắc một số bài thơ của vài nhà thơ nổi tiếng để xem họ áp dụng luật bằng trắc như thế nào.

Trong bài Ân Tình Dạ Khúc của Đinh Hùng,  đa phần (29/31 =  93,5%) câu áp dụng chính xác luật bằng trức của thơ 8 chữ.


ÂN TÌNH DẠ KHÚC
Tác giả: Đinh Hùng

Đêm thân áimuôn hoa hồng nở, (xxTxBBxT)
Em tới đây tình tự một đôi lời. (xxBxTTxB)
Hồn phong hương trầm tuổi mộng hai mươi, (xxBxTTxB)
Ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ. (xxTxBBxT)
Tình chẳng xa xôi mà lời giăng gió (5)
Đến làm chi thêm nhạt giấcnày? (xxBxTTxB)
Nói đi em, từng ý nhỏsay, (xxBxTTxB)
Từng rạo rực cánh lòng hoa đang mở. (xxTxBBxT)
Từng xao độngcùng trong nhịp thở, (xxTxBBxT)
Từng mê ly qua một thoáng môi cười. (xxBxTTxB)
Cả rạt rào thương nhớ đấy, em ơi! (xxBxTTxB)
Cả thao thức mạch đời trong tiếng nhẹ. (xxTxBBxT)
Ôi bát ngát trái tim hồng nhỏ (xxTxBBxT)
Nghe làm sao ân ái điệu rung trời? (xxBxTTxB)
Nói đi em, cho từng mảnh sao rơi, (xxBxTTxB)
Từng vũ trụ tắt dần trong lồng ngực. (xxTxBBxT)
Xin hãy để cả mình em thổn thức (xxTxBBxT)
Trên tay này mở sẵn đón thân hoa. (xxBxTTxB)
Gió ân cần trộn lẫn tóc hai ta, (xxBxTTxB)
Gió đằm thắm giúp đôi hồn phơ phất. (xxTxBBxT)
Anh say ngất tình em trong khóe mắt (xxTxBBxT)
Say hương thầm trên mái tócnhung. (xxBxTTxB)
Cặp môi em, xuân thắm nét hoa rừng, (xxBxTTxB)
Anh mê uống nhụy thơm tràn vị ngọt. (xxTxBBxT)
Nói đi em, lời tự tình thánh thót, (25)
Hẹn ngàn năm trong một phút êm đềm. (xxBxTTxB)
Lời tự tình, em hãy nói đi em, (xxBxTTxB)
Lời tình tự cũng là lời bỡ ngỡ. (xxTxBBxT)
Đêm thân ái muôn hoa hồng nở, (xxTxBBxT)
Phấn hương bay phơi phới báo duyên lành. (xxBxTTxB)
Thơ ân tình, anh chuốt lụa mong manh. (xxBxTTxB) (31)


Đa phần các câu trog bài NGẬP NGỪNG của Hồ Zếnh đều áp dụng nghiêm ngặt luật bằng trắc của thơ 8 chữ (15/18= 83%). Ba câu không áp dụng luật là những câu được ngắt thành 2 nhịp, có lẻ tác gỉa muốn diễn tả sự ngập ngừng, lững lơ, dang dở của một mối tình không biết rồi sẽ ra sao. (Có thể tác gỉa biết thế nào rồi cuộc tình của mình cũng đến hồi kết thúc nên muốn kéo dài càng lâu càng tốt? Hoặc những mối tình êm xuôi có thể sẽ không có được những bài thơ hay?)

NGẬP NGỪNG    
Thơ HỒ ZẾNH

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! (xxTxBBxT)
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân, (xxBxTTxB)
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần... (xxBxTTxB)
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế? (xxTxBBxT)

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! (xxTxBBxT)
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu ? (xxBxTTxB)
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu ? (xxBxTTxB)
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa. (xxTxBBxT)
Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi, (xxBxTTxB)
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! (xxTxBBxT)
Tôi sẽ trách - cố nhiên! - nhưng rất nhẹ (xxTxBBxT)
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, (xxBxTTxB)
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề, (xxBxTTxB)
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. (xxTxBBxT)
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau ... lơ lửng... với nghìn xưa ... (xxBxTTxB)



Bài NHỚ RỪNG của Thế Lữ là bài thơ có nhiều câu ngắt thành từng cụm từ để  tạo nhịp điệu riêng, manh mẽ hơn, để thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do. Tuy nhiên, đa phần các câu còn lại (33/47 = 70%) vẫn theo luật bằng trắc nghiêm ngặt.

Thử ghi lại luật bằng trắc của bài thơ Nhớ Rừng. Câu nào không ghi cũng theo luật nhưng mềm hơn. Đa phần chữ không theo luật nằm vào chữ thứ  5 hoặc thứ 6. Ví dụ:

Ta nằm dài theo NGÀY tháng dần qua (xxBxBTxB). (Chữ NGÀY không theo luật)

Than ôi! Thời oanh liệt NAY còn đâu. (xxBxTBxB) (Chữ NAY không theo luật)

Đôi khi chữ thứ 3 cũng không theo luật. Ví dụ:

Ta đương THEO giấc MỘNG ngàn to lớn. (xxBxTBxT) , (THEO và MỘNG không theo luật)



NHỚ RỪNG
Thơ Thế Lữ

(Lời con Hổ ở vườn Bách thú,
Tặng Nguyễn Tường Tam)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, (xxTxBBxT)
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, (xxBxTTxB)
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, (xxTxBBxT)
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, (xxTxBBxT)
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. (xxBxTTxB)
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, (xxBxTTxB)
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. (xxTxBBxT)


Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, (xxTxBBxT)
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa. (xxBxTTxB)
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, (xxBxTTxB)
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, (xxTxBBxT)
Với khi thét khúc trường ca dữ dội, (xxTxBBxT)
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, (xxBxTTxB)
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, (xxBxTTxB)
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. 
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, (xxTxBBxT)
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài (xxBxTTxB)
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. (xxTxBBxT)


Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, (xxTxBBxT)
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? (xxBxTTxB)
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, (xxBxTTxB)
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? (xxTxBBxT)
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. (xxBxTTxB)
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? (xxTxBBxT)
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu, (xxBxTTxB)
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi, (xxTxBBxT)
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: (xxTxBBxT)
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng (xxBxTTxB)
Len dưới nách những mô gò thấp kém; (xxTxBBxT)
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm, (xxTxBBxT)
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu (xxBxTTxB)
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị. (xxTxBBxT)
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ (xxBxTTxB)
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi, (xxTxBBxT)
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (47)

(1936)

Tóm lại, thơ 8 chữ  cũng có luật bằng trắc của nó. Là người tập làm thơ, tôi tự rút ra bài học, hy vọng có  ngày cũng làm được mấy câu  để đọc cho cháu nội nghe.


Không có nhận xét nào: