Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Vusi Makusi, người chờ xe buýt


Truyện ngắn của Ursula Wills-Jones
Nguyễn Khắc Phước chuyển ngữ

Vusi Malusi mắc bệnh lạc quan hết đường chạy chữa.  Hắn lạc quan cho dù hắn đang ở một nơi nghèo nhất thế giới, dù hắn chỉ có một bộ đồ mặc trên người, mà chiếc quần thì cũn cỡn chưa tới mắt cá chân.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Mai nếu không về




Mai con đi nếu không về nữa
Xin lạy cám ơn cha mẹ vong hồn
Dẫu nuôi con chưa nên hình vóc
Ơn sinh thành rộng bể cao non.


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

XÓA



Xóa hết nim vui xóa hết bun
Xóa thân khổ ly xóa linh hn
Xóa tri xóa đt trăng sao xóa
Xóa có xóa không xóa ngn ngun.


Xoá phăng hão vng ln huyn mơ
Xóa sch tình thơ thu di kh
Xin r lòng xóa luôn nim hn
Vô tình như trước lúc ban sơ.

20-9-2011

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

LÁ VÀ CỎ TRONG THƠ LÊ KHÁNH MAI

(Đc tp thơ “Gic mơ hái t cơn giông”
c
a Nhà thơ Lê Khánh Mai, NXB Hi Nhà văn, 2008)

NGUY
N KHC PHƯỚC

Khi mùa thu đ
ến, hình nh nhng chiếc lá vàng bay tơi t gia bão giông hay trôi vô đnh trong mưa lũ thường khiến người ta liên tưởng ngay đến kiếp phù du ngn ngi ca đi người. Cũng vi cm nhn v l vô thường ca cõi nhân sinh, nhưng trong thơ Lê Khánh Mai hu như không có bóng dáng mt chiếc lá vàng, mà là nhng chiếc lá xanh đến hết mình hoc rng xung bt thường khi đang tràn đy nha sng. “Đi người như chiếc lá”, điu này Lê Khánh Mai không phi là người nói đu tiên. T xưa đến nay, Vit Nam và trên thế gii nhiu người đã nói, hơn na tng có nhng nhà văn, nhà thơ ni tiếng bi tác phm viết v lá. Vy mà nhng chiếc lá xanh nh nhoi, bình d trong tp thơ “Gic mơ hái t cơn giông” ca ch vn được soi ri bi mt góc nhìn mi, cách nói mi, chm vào cõi sâu cm xúc và suy tư ca người đc.

Người tình của chồng tôi


Truyn nháp ca Nguyn Khc Phước

Nh
ch nhc đến thng cha Quân chng con Hu, em cht nh đến chuyn này.


Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

MỘT NỬA ĐÀN ÔNG

Sau đây không phải thơ, mà là câu chuyện có vần.

May mà em không yêu tôi
Thuở đạp xe học chung trường huyện
Em vụt  xe chạy biến
Mỗi lần thấy tờ thư.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

ĐƯỢC BẠN BIẾU THƠ

 Tặng Ngô Hồng Trung


Thường khi chiều về mở cửa
Hoa mắt vì giấy nợ đòi
Hôm nay đi về mở cửa
Được bạn biếu thơ đọc chơi

Thơ mày tứ, từ tuyệt quá
Nhẹ nhàng như tấm thảm bay
Bao la một lòng nhân ái
Đơn sơ một bát nước đầy

Mầy bỏ ngang nghề dạy học
Đêm về đốt đuốc làm thơ
Thả hồn về nơi xứ mộng
Lang thang theo mối tình mơ

Tao cột đời vào lũ trẻ
Đêm đêm chong mắt soạn bài
Ngày khờ khan đe đứa dại
Hoài công, phí cả cuộc đời

Ra đường cứ đi lầm lũi
Sợ rằng ai đó kêu thầy
Bạn rồng xa về họp mặt
Phận giun chui lỗ, buồn thay!

Nếu có phút nào rãnh rỗi
Cũng liều ngước mặt nhìn mây
Xót xa một thời ấp mộng
Tang bồng tung cánh đó đây

Thà làm đám mây tan tác
Cũng còn thấy được thế gian
Còn hơn ao tù đục nước
Rửa chân lũ vịt đàn ngan

Văn thơ tao thì ngoại đạo
Quá buồn rán được vài câu
Tự chửi mình sao hèn thế
Sống mòn trong kiếp không đầu

Thơ mầy đầy ắp kỷ niệm
Mát lành như một giòng sông
Cho tao bơi thuyền ngược nước
Về thăm nguồn cội tấm lòng.

NKP

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

BA NGÀY ĐI VỚI THƠ

Mời các bạn đọc bài BA NGÀY ĐI VỚI THƠ. Xin bấm vào ĐÂY

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

CHUYỆN MỘT THẰNG DÂN PHỐ

một thằng dân phố cháy túi
không dám ngồi nhà
sợ những người đưa hóa đơn xuất hiện
bạn réo đang ngồi nhậu quán nọ hè kia
bèn để lại điện thoại
cuốc bộ đến siêu thị gần nhất
cho đỡ tốn xăng
ngẩng cao đầu bước vô
vì không ai biết nó cháy túi
lên cầu thang cuốn
thoải mái ngắm chân dài
không mất tiền
loanh quanh ngắm hàng hóa
thiệt giả không cần biết
vì đâu có mua
không dám ngó bảng giá
khỏi phải kinh hãi vì mỗi tháng chúng tăng ba lần
trong khi lương nó mỗi năm chỉ tăng một lần
được đi bộ thể dục trong phòng máy lạnh
thơm tho
đỡ tốn tiền điện
lại tăng sức khỏe
đôi khi túng tiền lại hóa hay
chán rồi đàng hoàng đi ra
không ai biết nó cháy túi
thằng dân phố túi rỗng vào tiệm sách
thoải mái đọc thơ
không ai đòi tiền
thơ khen vợ đẹp con ngoan
thơ nuối mối tình đầu
thơ sầu vì tình cuối
không thơ nào thở than vì nghèo
thời nay người ta giàu hết trơn rồi
hay mắc kẹt gì không nói?
sao nó cứ cháy túi
tháng trước rồi tháng này
nửa tháng ăn cơm vợ
riết rồi thành quen
với thói ngụy tín
cháy túi cũng không sao
không ai biết mình cháy túi
hai tuần nữa lại có lương
thằng dân phố lẩm bẩm
cháy túi cũng không sao
không ai biết mình cháy túi
cháy túi lại hóa hay
và cuộc đời rồi cũng qua
chai lì với cháy túi.

PHẬT PHÁP CỦA CHA TÔI: MỘT CÂY BON-SAI


Làng quê tôi cách Huế chừng 40 cây  số. Cha tôi là một nông dân. Thuở nhỏ, tôi thường theo cha đến chùa để tụng kinh niệm Phật. Mặc dù ít khi được thầy về làng thuyết pháp nhưng phật tử trong khuôn hội cũng thường giúp nhau tu học.

Cha tôi không được khỏe, thình thoảng dặn anh tôi lo chuyện hậu sự: sau khi ông chết thì phải làm thế này thế kia. Một hôm, nhân dịp cha tôi thọ thất tuần, một người bà con chơi cây kiểng mang đến tặng một cây bon-sai. Đó là một cây họ nhà sung, có ý chúc ba tôi mạnh khỏe và trường thọ. Thân  cây phủ chi chít trái nhỏ xinh xắn như những trái bồ đề,

Xưa nay cha tôi chưa bao giờ chơi bon-sai. Quanh sân chỉ có mấy bồn hoa vạn thọ và  chuối cảnh cho hoa quanh năm, chủ yếu để  phục vụ cúng kiếng.

Cây sung được đặt trên bàn tiếp khách ngay chính giữa nhà nhưng chỉ một tuần là trái bắt đầu rụng, có lẻ vì thiếu ánh sáng mặt trời. Cha tôi mang chậu cây sung ra để ở một góc sân. Vì bân việc đồng áng nên cha tôi quên bẵng, đến khi tình cờ thấy lại thì nó đã héo vì gần mười ngày không tưới nước. Để cho dễ thấy và tiện chăm sóc, cha tôi mang cây vào để trên hàng hiên.

Một chiều nọ khi đang ngồi nghỉ bên sây sung, không biết vừa nghĩ ra chuyện gì mà cha tôi à lên một tiếng rồi đốt một cây hương cắm cạnh gốc cây bon sai, hai tay chắp, miệng lâm râm khấn vái. Mẹ tôi thấy vậy, hỏi: “ Bữa ni chưa đến rằm mà ông thắp hương mần chi?” Cha tôi có lẻ mất hứng, thôi không khấn nhưng im lặng không trả lời.  Từ đó về sau thấy ông vui lên, không còn lo đau ốm.

Bữa nọ có chú Hoàng đến chơi. Chú là một phật tử ở chùa làng, thường hay giảng kinh, chính là người tặng bon-sai. Chú cười nói: “Nghe bác không thèm chơi bon-sai nên cho em xin lại”. Cha tôi nói: “ Mấy bữa trước chú lấy thì tui đưa, nay chỉ có trời lấy tui mới chịu”. Rồi ông nói: “Tui đã tìm thấy Phật trong cây bon-sai ni rồi”. Chú Hoàng nói: “Phật ở chùa chớ mần chi có Phật trong cây bon-sai. Bác nói bậy, Phật quở chết.” Cha tôi giải thích: “Tui bỏ cái cây trong nhà, thiếu ánh sáng thì cây không sống được, đem ra ngoài vườn quên tưới thì cây héo queo. Muốn cây tốt thì phải có phân tro. Nếu thiếu không khí thì cây cũng chết. Vậy cây cũng do tứ đại gặp duyên mà hợp thành, cũng như người ta đó thôi. Cây cũng khổ, cũng vô thường như mọi chúng sinh khác. Cái này cũng liên quan đến tứ diệu đế nữa chú ạ. Thấy cây héo phải tìm nguyên nhân là thiếu gì: nước, ánh sáng hay phân. Khâu này gọi là tập đế, phải không chú?  Biết thiếu gì thì bổ sung thứ ấy, tức là diệt khổ. Khâu này là diệt đế. Như người biết mình tham sân si, diệt tham sân si thì hết khổ, phải không chú? Nhưng nước, ánh sáng, phân tro phaỉ có thường xuyên và là thứ tốt để cung cấp cây mới sống khỏe, giống như người phải tìm đến đạo pháp, lấy đuốc tuệ mà soi sáng vô minh mới giải thoát được khổ đau, khâu này gọi là đạo đế. Đó, tui trả bài cho chú như rứa được chưa?”. Chú Hoàng nói: “Phật pháp của bác được bảy điểm rồi đó. Nhưng bác thấy tui lựa cho bác một cây có dáng đặc biệt, bác thấy dáng gì không?”. “Tui chưa thấy,” Cha tôi trả lời. “Dáng vị sư ngồi thiền đó, bác thấy giống không?” Cha tôi ngạc nhiền à lên một tiếng khoái chí và hỏi: “Rứa còn có ý nghĩa gì nữa không?” “Cái cây đâm rễ xuống đất để hút nước, hút  chất khoáng, biến chúng thành nhựa cây, liên tục đẩy lên để nuôi thân, nuôi lá, cây cũng biết tinh tấn trong chánh niệm, bác ạ, rồi cho hoa,  cho trái, có khác gì một vị sư đang ngồi thiền, loại trừ tạp niệm để hướng đến tuệ giác, phải không bác?”  Chú Hoàng là một huynh trưởng, chú  đã nói nhiều và rõ hơn nhưng tôi chỉ là một phật tử sơ cơ, chỉ thuật lại một cách chắp vá, hy vọng không sai nhiều lắm.


Sau ngày ba tôi mất, anh em chúng tôi, vì chiến tranh và công việc, phải phiêu bạt xa nhà, mẹ tôi lại mang cây sung ra trồng ở một góc sân. Hết chiến tranh chúng tôi về quê, mặc dù ngôi nhà đã cháy rụi nhưng cây sung vẫn còn đứng ở góc sân, giờ đã cao quá đầu tôi, rễ phụ to khỏe đâm xuống đất, trông xa tựa như một đại sư đang chống gậy đi khất thực. Tôi thắp hương vái lạy và cắm xuống chân vị phật của ba tôi, cầu mong cha tôi được phiêu diêu cõi niết bàn.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?

sao bác li chê thơ tui?
mt người v hưu vn còn chút trí
chút lương còm nhưng tâm không hoen r
bác gáy t t tui cũng đp cánh cho vui
chim bay ngang tri diu bay ti bay lui
lá chanh ướp tht gà lá mơ ôm tht chó
kéo cày bò to chu thui bê nh
pi-a-nô là đàn tơ-rưng gi là chi ?
nếu rượu bác ngon tui ung vài ly
mi tui xoàng vn chưa đ b
rim nht rim tàu ra đường em ngó
vi vút dp dìu em biết mê ai ?
thơ tui đang gói miếng khô nai
đt lên nướng mùi nghe thơm phc
thơ bác báo đăng, xin chúc
nhun bút đâu ri ? đi l kiếm cht cay

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Quà của Thầy

 Thưa các bạn,

Thầy Nguyễn Hứa Thảo từ bên kia đại dương gởi email cho mình nói tới quán của chị Hoa con gái của  Thầy nhận món quà  là một CD. Mình tới lần thứ ba vẫn chưa gặp chị  ấy nhưng chị đã để sẵn một bao thư màu vàng có cái khóa nhỏ xíu bằng một miếng nhôm rất điệu.

CD mang tên TÌNH KHÚC THẢO NGUYÊN gồm 11 ca khúc"Đặc biệt dành cho Trung học Nguyễn Hoàng, QT". Ca khúc nào giai điệu cũng mới lạ, nhẹ nhàng, sâu lắng. Mình định cop vào máy để tải lên Zing.mp3 xong giới thiệu trên trang Nguyễn Hoàng 64-71 nhưng  trên máy mình không hiểu sao không nghe được.

Trong bì thư còn 10 bản nhạc mới, bản nào cũng có câu đề tặng và chữ ký của Thầy. Có lẻ Thầy sẽ đưa những ca khúc này vào CD thứ hai.

Hết sức ngạc nhiên  có một bản nhạc Thầy phổ bài thơ Bên bờ sông của mình, được Thầy đổi tên thành Chơi vơi...cõi không lời. Thật quá cảm động, không biết nói sao. Chưa bao giờ mình nghĩ đến việc có ai đó phổ thơ mình vào nhạc, huống chi việc Thầy mình ở bên kia đại dương lại chiếu cố đến mình là một việc không tưởng tượng nổi.

Vô cùng cám ơn Thầy. Chúc Thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục sáng tác những giai điệu mượt mà  làm quà tặng cho đời.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

ĐINH TẤN PHƯỚC - CHÙM THƠ

NẺO CHƠI

Ngủ đêm nay với mộ bia
Chợt nghe như đã xa lìa thế gian
Cờ cao lọng dựng hàng hàng
Ru ta giấc mộng thiên đàng nẻo chơi.


LÚC CHẾT

Khi ta nhắm mắt lìa đời
Nắp quan mở hội nhạc rơi bốn bề
Thôi em từ giả câu thề
Đành như cánh én bay về cõi không.

NỬA GIẤC

Nửa đêm thức dậy nhầm nhì
Suy qua tính lại phân bì nhân gian
Mai kia hết cuộc lầm than
Trừng con mắt mỏi liếc ngang đời mình.

TIỂN

Sân ga đứng giữa rộn ràng
Đảo quanh con mắt ngút ngàn lao đao
Cây ơi nhắn một câu chào
Ngẩng trông mây đã bay vào hôn mê.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Robot phun nước chữa lửa của Nhật đâu rồi?

Người Nhật nổi tiếng về chế tạo robot phục vụ như lắp máy, bán hàng, chăm sóc bệnh nhân...và đã từng mang sang Việt nam trình diễn trên sân khấu khắp cả nước. Nhiều người Việt bái phục người Nhật về tài làm robot. Những nhiệm vụ nguy hiểm như chữa lửa cũng rất cần đến robot. Nhât không chế tạo robot  khai thác than vì không có mỏ nhưng những nơi huy hiểm như nhà máy điện hạt nhân thì chắc chắn phải có. Thế nhưng xem người Nhật lúng túng làm nguội mấy nhà máy hạt nhân bằng cách sử dụng mấy xe vòi rồng chữa lửa có người lái bình thường, rồi sau đó mượn xe đổ bề tông mang từ Việt Nam sang để xịt nước thì rõ ràng người Nhật không hề có xe chửa lửa dùng cho những nhà máy hạt nhân. Đối với công nghệ Nhật, sản xuất xe loại này không khó hơn làm một chiếc robot tinh vi dùng để phục vụ trong bệnh viện. Nghe nói Nhật mượn robot chữa lửa của Mỹ, không biết đã mang tới chưa? Lỗi này theo tôi nghĩ  là do nhà máy điện hạt nhân sợ tốn kém nên không đặt cọc chớ không phải người Nhật không biết làm.


Người ta thán phục sự chịu đựng, tính tổ chức, tình đoàn kết, lối sống đạo đức tuyệt vời của người Nhật nhưng chưa thấy ai chê thiếu sót không thể ngờ được trong việc chế tạo robot chữa lửa.


Có người nói rằng người Nhật luôn tôn trọng ý kiến tập thể, không thích kiểu chơi trội của cá nhân. Theo tôi nghĩ chỉ đúng một phần vì  nền kỹ nghệ đứng bậc nhất thế giới của họ phải phát xuất từ sáng tạo và phát minh từ những cá nhân.


Nói đi nói lại rồi tự hỏi nước Nhật văn minh như vậy , tại sao họ không có lấy một xe chữa lửa phun nước tự động, kể cũng lạ.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Bác cựu tổ trưởng dân phố đa tài

Trưa nay vừa định đi ngủ thì ông anh hàng xóm và đồng hương  mời đi " nghe bác sĩ thuyết  trình về bảo vệ sức khỏe" tại hội trường của trung tâm tư liệu thuộc trường đại học Đà Nẵng. Cái gì chứ sức khỏe thì ô kê liền, và chẳng mấy khi có dịp vào cái trung tâm tư liệu đó làm gì, nên tui theo ông anh đi cho biết. Qua cái hành lang sực mùi nước đái, bước vào một hội trường nhỏ, chỉ lớn hơn lớp học một chút, mới biết rằng người ta đang tổ chức hội nghị người bán hàng đa cấp một loại thực phẩm chức năng từ Mỹ có tên Herbalife. Thực phẩm chức năng thì quá loạn nhưng Herbalife thì lần đầu tiên mới biết, nên không dám phát biểu gì, chỉ có điều  tui ngạc nhiên thấy bác cựu tổ trưởng dân phố của tui cũng có mặt ở đây, lại ngồi hàng ghế đầu.



Bác tổ trưởng dân phố của tui  tuổi chừng dưới 70, người  hơi thấp nhưng khá đẹp lão và quả là đa tài. Bác vốn là một tay chơi kèn trong một ban nhạc phục vụ tang lễ (một thằng bạn của tui đang là thành viên của ban nhạc này), bỏ ban nhạc để trở thành người bán bảo hiềm nhân thọ Manulife (thường hay tới nhà tui gạ mua), sau đó bác bỏ Manulife, chuyền sang làm cho Prudential (cũng đến nhà tui gạ mua). Một hôm thấy bác mặc complet, mặt đỏ gay đi ngang nhà tui. Hỏi bác đi mô về mà ăn mặc trịnh trọng rứa, bác nói tau đi dự hội các nhà phân phối  bia  Zorock, trên xe toàn là các em người mẫu mặc nini jupe, biểu nó đổ tau đằng kia, không thôi mụ vợ ghen. Có thời gian bác xúi tui mua cái món dược phẩm gì đó để tăng sức khỏe đàn ông mà bác xuýt xoa ca ngợi, nói mụ vợ tau khen được lắm.



Bác kêu tui và anh bạn hàng xóm tới ngồi phía sau bác. Diễn giả cứ bắt người dự đứng dậy vỗ tay liên hồi, tui không đứng vì thấy vô duyên quá nhưng bác cứ hỏi sao không đứng lên, sao không vỗ tay. Mỗi khi một diễn giả nói xong thì bắt cả hội trường đứng dậy múa, bác  hỏi tui tại sao không múa. Thiệt là bực.



 Hóa ra bác tổ trưởng  và cả anh bạn hàng xóm đồng hương của tui đã là người bán hàng đa cấp cho Herbalife và giữ chức kiểm soát viên. Cả hai người này đang muốn lôi kéo tui gia nhập.



Bác tổ trưởng dân phố của tui thay việc như thay áo, chẳng khác gì một số thanh niên thời nay. Đặc biệt bác chỉ làm cho Tây hoặc Tàu. Không hiểu sau Herbalife, bác  lại làm chi đây?

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

CHỈ LÀ HƯ ẢO

1. Ở cái tuổi nghe nhạc Trịnh thấy ớn lạnh vì cứ liên tưởng đến một cõi đi về  nên mình ra quán tìm mua một CD mp3 Paul Mauriat không lời nghe êm cho dễ ngủ. Tay chủ quán nói không có Mauriat, thôi thì lấy Richard Cleyderman dù không hay lắm nhưng trình độ mình nghe vậy cũng được. Mấy bữa nay, tối nào mình cũng mở cho chạy suốt đêm.
2. Trong thời gian thi tốt nghiệp xong, chờ quyết định bổ dụng, mình lưng ba lô, vai vác đàn tìm về vùng ngoại ô nơi mình ở trọ trước khi đi thực tập. Vùng này đã được chỉnh trang nên có rất nhiều đường mới nên phải mất một hồi lâu mới tìm được xóm cũ. Mình chào mấy cậu thanh niên đang ngồi đánh cờ trước sân nhà bà chủ. Cái nhà tôn ván mình ở đã bị ông chủ dở bỏ chỉ còn nền đất, ai đó đang nhóm một bếp lửa, khói nghi ngút trong buổi chiều chạng vạng. Không biết đêm đó mình  ngủ ở đâu nhưng nhớ đã gởi ba lô và cây đàn ở nhà một người quen trong xóm và hôm sau đi bộ theo con đường băng qua mấy đám ruộng để đến thăm một gia đình quen . Bước vào nhà thấy bà mẹ già đang dọn mấy tủ sách, nói: Chào cậu, lâu quá, mời vô nhà chơi. Mình vào nhà, đi qua một khoảng sân hẹp và bước vào một xưởng mộc nhỏ có ba người thợ mặc áo sa tanh đen cổ viền đỏ như những nghệ nhân, đang chạm trổ trên gỗ hay đang chế tác  một thứ hàng mỹ nghệ gì đó. Họ thân mật chào mình như người quen đã lâu. Mình nói  về sự đổi mới của địa phương và về số lượng xe cộ gia tăng quá nhanh khiến trên đường đi đến đây mấy lần suýt bị tai nạn. Mấy người thợ cũng hỏi về tình hình học tập và nhiệm sở sắp tới của mình. Nóng quá nên lúc nói chuyện mình cởi trần lúc nào không hay. Mình hết sức ngạc nhiên và lúng túng khi một cô gái chừng 18 có lẻ từ gian bếp gần xưởng mộc bước ra. Đó là một cô gái mặt tròn như trăng rằm và đôi mắt quá lúng liếng rất tình tứ . Mình ngạc nhiên la to: Ủa trời! An phaỉ không? Cô gái không trả lời mình nhưng nói nhỏ: Anh ở lại chơi một tuần sau rồi hãy đi. Có lẽ đó là cô bé con gái út của nhà này mình biết cô từ lúc 13-14 đã lớn vụt lên hồi nào mà mình không hay.
3. Thức dậy lúc hơn hai giờ sáng và nhạc vẫn còn đang chạy. Mình tắt máy, nằm chờ ngủ tiếp, tự hỏi nơi mình vừa tới là đâu và cố lục trong trí nhớ có bao giờ mình quen một cô gái tên An chưa?
4. Dân chở mình bằng ô tô đang chạy bon bon trên con đường mới mở rộng thênh thang về hướng một khu di lịch sinh thái. Chợt có tiếng con gái gọi từ một chiếc ô tô khác đang chạy song song và hai đứa mình đưa tay chào nàng. Nàng là cô bạn nhỏ trong nhóm hay đi chơi với nhau nhưng lâu quá rồi không gặp. Dân cho xe chạy song song để nói chuyện nhưng mình sợ nguy hiểm nên biểu Dân để nàng chạy trước. Người đi chơi đông nghẹt ở khu bán vé. Trong khi Dân đang đưa xe vào gởi thì mình và nàng vào trong một nhà hàng uống nước. Đó là một phụ nữ quá ư duyên dáng và đa tình.  Tụi mình kể cho nhau về những chuyện xaỷ ra trong thời gian mất liên lạc. Qua câu chuyện mình biết nàng đã ly dị và hiện đang độc thân.Người đi chơi đông đến nỗi họ vào đứng chật đầy trong nhà hàng . Có mấy người  đứng quay lưng lại che kín khiến không thể nhìn ra được ngoài sân. Lợi dụng lúc không ai thấy, mình hôn lên má nàng và đó là một cái hôn rất thú vị . Nàng cầm tay mình len qua đám người để đến phòng bán vé. Có mấy thằng bạn cũ gọi mình và mình quay sang chào hỏi mấy câu, khi quay lại thì không thấy nàng đâu nữa. Và đám người đông nghẹt trong khu du lịch cũng biến hết, kể cả mấy thằng bạn vừa chào mình. Khu du lịch đang chìm vào cảnh chạng vạng lúc chiều hôm. Một mình mình đứng trong cõi tĩnh lặng mông mênh.


Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

THÁI ĐÀO - NHẬT KÝ MỘT NGÀY


Sáng nay ngồi nhớ bạn hiền
Nhớ chùm thơ nhỏ điên điên tàng tàng
Nhớ cô nàng rất điệu đàng
Làm thơ để tặng cô nàng xé đi.

Chiều nay buồn quá làm thinh
Sờ râu, râu cũng nhạt tình lua tua
Nhớ thằng Phước, nhớ thằng Bình
Mấy thằng uống rượu, Võ Thìn ngâm thơ.

Tối nay buồn quá bơ phờ
Không thương không nhớ không chờ đợi ai
Chỉ nghe gió thở  ơ …hờ
Dở hơi mấy đứa làm thơ…tâm thần!

Thái Đào
Thành cổ Quảng Trị
2010

NGUYỄN KHẮC PHƯỚC - ĐỐI THOẠI VỚI CAO TIỆM LY

Truyện ngắn
         
         

Ê này, Cao Tiệm Ly ! Đi đâu mà vội. Ghé vào chùa ta sẽ thết ngươi một bữa cơm chay.

Tai sao ta nhận ra ngươi, chút nữa ta nói, còn ta là người chèo thuyền đưa Kinh Kha sang sông Dịch Thuỷ. Ta tưởng các người thầm lặng tiển đưa trong bí mật , hoá ra lại rượu thịt, ca hát rình rang. Ta biết các người chẳng coi ai ra gì trong thiên hạ nhưng khinh địch  bao giờ cũng khó thành công.

Ta biết ngươi đang hướng về kinh đô nước Tần để làm thích khách, nhưng tội chi ngươi phải gánh chuyện bao đồng. Ta nói chuyện bao đồng vì  nước Yên là của vua Yên . Không của vua Yên thì của vua khác. Ngươi là thầy chùa, cứ quét lá đa.


À, thì ra ngươi không vì nước Yên, vua Yên, hay thái tử Đan gì hết  mà chỉ muốn trả thù cho Kinh Kha. Nhưng thử hỏi Kinh Kha có xứng đáng để ngươi xông pha vào hang cọp ?


Với ta thì Kinh Kha chẳng phải là khách khanh văn giỏi vũ dũng mà là chỉ một tên du thủ du thực, kiêu căng tự phụ, hai lần bị người ta mắng khi cùng bàn kiếm thuật, chứng tỏ kiếm thuật của hắn chưa thông; một lần đánh cờ bị người ta đuổi, chứng tỏ binh thư chưa thạo. Hắn lang bạt đến nước Yên làm bạn với ngươi chẳng qua vì tham ăn thịt chó,  hát hò om sòm giữa chợ cũng chỉ vì tham uống rượu ngon, lại làm bộ làm tịch là người thâm trầm, khoe có bạn bè trưởng giả cốt để lừa bịp. Điền Quang tiến cử hắn chẳng qua biết mình thế nào rồi cũng phải chết, tìm cách chết ở nhà toàn thây . Thái tử Đan chọn Kinh Kha cũng giống như người đang  sắp chết trôi vơ gặp ván. Trôi đây là  trôi giữa biển hận thù  vì tự ái cá nhân nhỏ nhen, cái này thôi không bàn đến. Nếu Kinh Kha là bậc chính nhân quân tử thì đâu chịu bán mạng mình cho rượu thịt, lụa là, mỹ nhân,  nếu là kẻ nhân từ thì tại sao lại nhận cánh tay mỹ nhân làm quà vì lời khen đầu cửa miệng.


Còn ngươi, chẳng qua cũng chỉ là một chủ quán , hằng ngày quen tay thọc huyết chó, may có chút máu nghệ sĩ, lâu lâu thổi sáo giải khuây. Ngươi được Kinh Kha xem là bạn thân, cảm thấy hãnh diện, đem thân dựa bóng. Cái đuôi cọp chỉ là vật trang trí, không bao giờ biến thành con cọp. Người ta sợ cọp, không phải sợ cái đuôi của nó. Nhưng tiếc thay Kinh  Kha không phải là con cọp mà chỉ là một con chồn.


Giết một ông vua đâu phải dễ dàng như dìm chết một con chó.


Người ta nói không thành công cũng thành nhân, nhưng một chiến sĩ / một thích khách chắc chắn trăm phần trăm thành công mới thực hiện.


Thử hói ngươi có đủ uy dũng như Tào Mạt, ngang nhiên ném chuỷ thủ trước mặt Hoàn Công mà lấy lại được ba thành ? Liệu ngươi có đủ can đảm như Nhiếp Chính,  ban ngày ban mặt,  ngang nhiên xông thẳng vào phủ, giết chết tướng quốc nước Hàn ? Sáng mắt như Dự nhượng, lại là tay kiếm khách cự phách, hai lần phục kích không giết được Tương tử. Đui mù như ngươi, bỏ nghề giết chó từ lâu, chỉ có trong tay cây sáo, lại chỉ một lần duy nhất, liệu được mấy phần trăm thành công giết được vua Tần. Chuyên Chư chết nhưng công tử Quang được làm vua, còn  nếu ngươi giết được vua Tần cha, sẽ có vua Tần con lên thay, sẽ tàn bạo khốc liệt hơn vì ngươi đã giết cha nó. Chẳng những không có vua Yên nào được nhờ ngươi mà dân Yên đã bị đoạ đày rồi sẽ còn bị đoạ đày hơn nữa, hàng vạn dân Yên  sẽ phải chịu nô dịch để xây Vạn lý Trường Thành trước khi phơi thây nơi miền quan ải.


Ngươi nói đến sứ mạng của người nghệ sĩ ?  Tạm chấp nhận ngươi là một nghệ sĩ.  Vậy ngươi phải dùng phương tiện  của ngươi là cây sáo để sáng tác và biểu diễn sao  cho thật hay để lay động lòng người, kích động tinh thần yêu nước của người Yên chớ phải đâu đi làm thích khách chỉ với một cây sáo làm vủ khí. Lòng yêu nước không phải chỉ nghệ sĩ mới có. Ngươi có thể trở lại nghề thịt chó, biến quán thịt chó của ngươi thành chiêu anh quán, nơi giao lưu của các hào kiệt anh hùng. Những người ấy sẽ thay ngươi đi diệt vua Tần. Chuyện đơn giản như vậy  tại sao ngươi không làm được ?


Hồi nảy ngươi hỏi làm sao ta nhận ra ngươi. Ngươi đã thay tên, đổi dạng hoàn toàn rồi, không một kẻ nào có thể nhận ra ngươi được. Ta cũng không nếu không nhận ra bóng ma Kinh Kha lảng vảng trên đầu ngươi,  lòng căm thù  như hoả diệm sơn bốc lên cháy đỏ mắt ngươi, và một đàn ma chó đói đếm không xuể đang gầm gừ gớm ghiếc chạy theo sau ngươi không rời một bước.


Hoặc là linh hồn Kinh Kha sẽ giúp ngươi hoàn thành sứ mạng họăc là đàn ma chó sẽ nhập vào vua Tần để báo thù ngươi bằng cách thọc huyết ngươi hay dìm ngươi cho tới chết như ngươi đã từng hành hạ chúng.

Này Cao Tiệm Ly! Hượm đã ! Đi  gì mà vội. Ta đã có lương thực dành cho ngươi.

Dù sao cũng chúc ngươi hoàn thành mục đích, dù là mục đích điên cuồng.

Hỡi ôi! Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng. Một tay giết thịt chó  chẳng bao giờ hiểu được lời Phật dạy.


Nguyễn Khắc Phước

NGUYỄN KHĂC PHƯỚC - BÊN BỜ SÔNG




Đi thong dong
Ra bờ sông
Ngó mông lung
Vào vô cùng

Mây đang trôi
Trăng đang trôi
Ngày đang vơi
Thời gian vơi

Không vấn vương
Không chán chường
Cõi vô thường
Cõi vô lường

Chiếc lá vàng
Trôi trên sông
Nó không màng
Đến thiên đàng

Ai đưa tôi
Vào vực sâu
Thả tôi rơi
Để xem chơi

Tôi đang rơi
Tôi đang bơi
Vào cõi trời
Cõi không lời

Trong nguyên sơ
Không bến bờ
Bay vô tư
Đám bụi mờ...