Ở nông thôn Việt Nam ngày xưa, mỗi làng thường có
một người làm nhiệm vụ đi mời những vị chức sắc trong làng đến họp và thông báo
quyết định của những buổi họp ấy đến toàn thể người dân bằng cách gỏ mõ để dân
làng chú ý trước khi loan báo. Anh ta còn phải đi tuần và gỏ mõ báo hiệu từng
canh giờ ban đêm. Chịu làm công việc tựa như là một người đầy tớ cho các
vị chức sắc trong làng và chịu cái tên “thằng mõ” bất kể tuổi tác chỉ vì anh ta
nghèo rớt mồng tơi, không có miếng đất cắm dùi, phải đi làm thuê làm mướn để
kiếm cơm độ nhựt. Làm “thằng mõ” chẳng có lương bổng gì nhưng được cấp một mãnh
ruộng nhỏ hoặc được ít lúa vào cuối vụ. Các vị chức sắc trong làng không tránh
khỏi nhậu nhẹt và chắc phải nhờ đến “thằng mõ’ vặt lông gà hay nướng cá… Cuối
buổi nhậu, hy vọng còn chút xương gà, đầu cá… để anh ta hưởng xái.
Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã từng làm một bài thơ ngợi
khen vai trò của "thằng mõ":
Mõ này cả tiếng lại dài hơi,
Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi.
Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi,
Kim thanh rền rĩ khắp đòi nơi.
Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,
Làng nước ai ai phải cứ lời.
Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.
Nhà Vua đã ca ngợi công việc của một người có vị trí thấp
nhất trong xã hội, động viên anh ta làm tốt công việc và ngầm nhắc nhở quan lại
chớ coi thường người dân; cho dù ở vị trí nào, nếu làm tốt nhiệm vụ thì cũng
đáng được trân trọng. Để không làm các quan lại khó chịu vì đã ca ngợi người
cùng đinh mà bấy lâu họ coi rẻ, nhà Vua đã khéo léo dùng ngôn ngữ có vẻ hài
hước, thậm xưng. Có thể nhà Vua đã dùng tài của nhà chính trị ngầm cám ơn
“thằng mõ” đã chuyển lệnh của mình xuống tận người dân chỉ bằng vài câu thơ,
không mất lấy một xu, mà lại được một công đôi việc: nhà Vua được tiếng “đi sâu
đi sát’, “thằng mõ” được tôn trọng (bây giờ thì bằng khen hay chút nước bọt là
xong).
Có lần mình đi xem thầy bói với vợ chồng người bạn đồng môn
NH, đến phiên mình, bà thầy bói phán liền: “Anh ăn cơm nhà làm việc quan mà
chẳng ai khen anh lấy một câu” khiến mình tự hỏi không biết mình có phải là
“thằng mõ’ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng hay không vì không phải cái gì bà
cũng đoán trúng.
Nhân đọc lại bài thơ “Thằng Mõ” của vua Lê Thánh Tông, mình
ngẫu hứng viết một bài cùng đề tài, trước để nhớ ơn nhà Vua đã đoái hoài đến
một giai cấp cực thấp trong xã hội và cũng để cám ơn bà thầy bói đã đoán gần
đúng một phần công việc không phải chỉ của mình mà của nhiều bạn nữa.
Chẳng phải dân đen chẳng phải quan
Lệnh trên ban xuống, mõ liền ran
Đầu giờ tiên chỉ sai bày chiếu
Cuối buổi tuần đinh biểu dọn bàn
Sớm bửng sớm bưng đà âm ỷ
Khuya lơ khuya lắc vẫn rền vang
Nếu không vì miếng thừa cơm cặn
Há chịu đem thân lụy cả làng?
NKP
NKP
(Đã được bác Nguyễn Thanh Bá biên tập.)
Mặc dù là bài thơ Đường đầu tay nhưng quý bằng hữu cũng có nhã ý họa cho vui:
Bài họa 1 của bác Lê Đăng Mành từ Quảng Trị:
NHÀ MÕ
Tự do hơn cả những nhà quan
Chì chiết hơn thua nỏ tiếng ran
Nước lả chẳng cần đong ấm chén
Cơm suông không thiết rợt mâm bàn
Tờ mờ thượng hạ tay loa vọng
Chạng vạng tây đông miệng hét vang
Coi vậy khoan khinh nhà chú mõ
Cũng ban văn hóa của trôông* làng !
LĐM
*Trôông: kiệt
Bài họa 2 của bác Nguyễn Thanh Bá từ Vũng Tàu.
HOÀN DÂN
Một thời xưa ấy được thăng quan
Oan ác cái mồm tựa bắp ran
Thất thế nên về quê cuốc đất
Sa cơ đành ra chợ khiên bàn
Dù cho hiện tại đời tăm tối
Đã có quá trình danh vẻ vang
Số phận an bài thôi chịu vậy
Còng lưng chung sống với thôn làng!
NTB
Bài họa 2 của bác Nguyễn Thanh Bá từ Vũng Tàu.
HOÀN DÂN
Một thời xưa ấy được thăng quan
Oan ác cái mồm tựa bắp ran
Thất thế nên về quê cuốc đất
Sa cơ đành ra chợ khiên bàn
Dù cho hiện tại đời tăm tối
Đã có quá trình danh vẻ vang
Số phận an bài thôi chịu vậy
Còng lưng chung sống với thôn làng!
NTB
4 nhận xét:
Thơ của Lê Thánh Tông là thơ khẩu khí muốn chứng tỏ chân tướng quyền uy nhất thiên hạ. Nay Khắc Phước uy đã về vườn giữ cháu nội nhưng vẫn con uy lực như lúc còn đứng trên bụ giảng. Khá khen cho Khắc Phước.
Bần tăng lequangtho
Cám ơn Lequangtho đã nhận xét rất điệu làm người ta phồng mũi!
Thơ thì hay, mình không dám bàn...
Còn mõ thì Mình chả hiểu lắm về mõ. Song ở làng que mình có một gia đình làm mõ... Một người con gái lấy con vị mõ này phải bán xới lên tận Hòa bình để sinh sống vì không chịu được lời xì xào của dân làng.
bây i[f mình thấy giống như kiểu Quảng cáo ... thôi nhỉ
Chúc bạn vui!
Bữa ni mới biết nhà của anh!
Thiệt là ngọt xớt chứ chua chi mô,
Tôi đã liên kết với blog này..!
Bần nông ledangmanh
Đăng nhận xét