ABOUT MY LOST FRIEND NHIEN TAT NGUYEN
Memoir by Thy Le Trang
English Translation by Nguyen Khac Phuoc
Whenever I remember my time as a student or hear someone mention one of my close friends who has passed away, my heart is filled with regret.
Nhien Tat Nguyen passed away a long time ago as far as we know. Despite my repeated plans to write about him, I could not get around to it due to a combination of busy work schedules and my reluctance to pick up a pen. I often gripe to my friend Little Hong that my writing has been stale for a while and that my age is reflected in it.
Despite going to the same Ngo Quyen High School, Hai Hoang Nguyen (whose real name is Nhien Tat Nguyen) and I frequently got together at the Huynh Hiep bookstore.
At that time, we were both in the Sixth Grade. I enjoyed writing poetry as a child and wanted to be a poet. Under various pseudonyms, I attempted to write for teen magazines like La Xanh, Tuoi Tre, Tuoi Hoa, and Tuoi Xanh, etc. Therefore, I would often visit Huynh Hiep's bookstore in the afternoons to purchase magazines from Saigon. So did Nguyen. We quickly paid for the magazines and eagerly opened them to read, wondering whether our articles were published or still in the waiting section. As usual, some were answered, and some were published, but we were all pleased because school-age children still had a lot of hopes and dreams.
Studying while writing poetry and hanging out were my high school days. A lot of people were astonished to learn how I managed to maintain my romantic and poetic spirit while hanging out with my rowdy friends, who went by the nickname "Ngu Quy" (Five Devils).
Nguyen often asked me that question when he met me at school.
Little Ba drew me away and gave him a menacing glare just as he was about to brag about a recently composed poem or short story. He merely laughed, clasped his hands, and made a few bows before walking away. He just chuckled, then clasped his hands to bow a few times and left.
The school year of the fourth grade (Freshman in the USA) was the most memorable time for me.
Even though I was busy completing a spring magazine for the fourth grade, I also participated in submitting articles for the spring magazine of Ngo Quyen School.
I was really happy and proud when my article was awarded the first prize in literature by the teacher council, equal to an article written by a student from the first grade (senior). I don't remember his name; I only remember his flowery sentence: "My kite began to grow thorns in my soul, flying with sorrow soaked with tears in a dream." Because his father had still not returned at that time of year when the bead tree flowers were in full bloom.
The prizes for my article were a book of poems by Thien Cong Pham and a Chinese fountain pen.
At the end of the year, Ngo Quyen School had an extremely exciting atmosphere. Nguyen went to every class to find a female role to play alongside him in a comedy he wrote and directed in order to prepare for the school performance. When he arrived at my class, my classmates at the first table greatly embarrassed him.
Although many of the students in my fourth-grade class were known for being extremely studious, they were also known for being as lively as anyone after school.
He frowned and complained, got rid of the hard questions, and walked down to the last table where I was seated. "Too bad, too bad," he uttered, "I can not find anyone deserving of a role in my play. Please help me.” “What kind of role is it that is too hard to find an actor to play?” I enquired. "The role of a resentful wife who frequently mistreats her husband," Nguyen replied.
"Am I bad-tempered enough to play the role?" Little Ba, who was seated next to me, asked. "Oh, that is great." He had a smile on his face and appeared extremely happy.
He was forced to accept one condition by Ba and Luu:
After each play, he had to give each of us a cup of iced green beans and cake, as well as a ticket to Bien Hung Cinema. He nodded in agreement that the play needed to succeed.
The story, which took place in a city and featured a wife as fierce as a Ha Dong lion, was a sort of Phi Thoan's comedy. Although he was terrified of his wife, the husband also did not want to look foolish in front of his brother. Upon his brother's visit from the country, he pleaded with his spouse to act like a submissive wife.
The wife initially agreed. But the wife could not accept the husband's request because it was so absurd. Ultimately, the woman delivered a severe beating to her husband. Naturally, Little Ba played the wife, Nguyen played the husband, and a boy from Nguyen's class played the brother. The role of a prompter was given to me.
Everything went well during the first week. Nguyen happily handed each of us a bowl of green beans and a movie ticket. Movies would be screened in the mornings at Bien Hung Theater back then, and then a cai luong musical theater group would perform.
Luu knew actors and artists by heart because she was passionate about performing arts and their personal lives. Luu drew us all into the backstage area to see the artists' faces because of her insatiable curiosity. At first, Nguyen refused, but then he also joined us for fun.
We had a conversation with My Chau and Minh Phung, the actors, and even got their autographs and pictures.
Nguyen, I found out, had a sense of humor and a small amount of dramatic talent. During the rehearsal, he used to tell jokes to make us laugh.
Forty years have gone by, but I can still picture him and Little Ba running around the classroom practicing our drama, or the scene where he held his stomach while laughing and shaking his head at Little Luu for making a swear.
Nguyen's friend gave up on the day of the performance, which caused him to regret and sigh with a distorted face. Little Ba also lost interest because she was worried that she would not get the chance to perform in front of her friends and teachers. I was forced to take a risk by agreeing to perform in the play after witnessing their difficulties.
"Let me play the role,” I said. My hoarse voice was good enough to play a man, but what about my long hair? That could be resolved immediately.
As a man from the countryside who went to the town, I had to wear traditional costumes with a long dress and a turban, so my hair was curled up and hidden inside them. Playing this role was not difficult because I was a prompter, so I already knew the play by heart. My legs were shaking with nervousness, not knowing how Nguyen and Ba felt. As soon as I stepped out on the stage, I heard the audience roar with laughter, perhaps because of the beard Mr. Hai drew on my face. Luckily, my grandfather's spectacles prevented me from seeing anything beneath the stage. Thanks to that, I regained my spirit and acted very naturally.
The performance was successful. All of my friends praised me. With a loud smile, Little Luu said, "Oh my god, you guys acted so funny."
Ms. Bich Loan Ha, who is known as a difficult teacher, also laughed to tears. Nguyen gave her a thumbs-up sign, raising his eyebrows to show his pride. Little Ba patted him on the shoulder and said, “Next time, will you please remember to invite me to take part in your play, OK?” Nguyen clasped his hands in front of his chest and bowed his head. "Oh, my Buddha! I'm afraid of women.” “Why are you afraid? You have a lot of fun hanging out with us,” Ba said. “Yes, it's fun but it's too expensive... Bye...bye...”
In the school year of the Third Grade (Sophomore), Nguyen and the members of White Cloud, Dinh Thien Phuong, Hoang Thy Linh, and Da Ta—the literature and poetry clubs—met at my home. I had read the journal Mach Tho many times, but I had never met the editors before. It was a handwritten journal that was passed around among literature lovers. I liked the "Debris and Quiet Days" section.
The title also sounded cute. Who of us in daily life did not have pieces of thought to share? I was very happy to join the Mach Tho Group.
Nguyen used to come over to my house by himself and boast about his new poems or discuss his plans for the future. He was sometimes irritable and quick to become upset, according to several people. I hadn't seen him in those situations so I didn't know. I only knew that sometimes he was silly, like a child.
During that period, Charlot's silent films were frequently aired on South Vietnamese television at noon on the weekends. He arrived at my house while we were all watching a movie and the doors were shut. He didn't call; he just quietly opened a window, stood hugging the mullions, and watched the movie passionately. Whenever there were hilarious scenes, he waved his hands and laughed so loudly that he was thought to be suffocating. When the movie ended, he just went inside the house. My younger brother has since given him the nickname "Stop Breathing". Whenever he saw him from afar, he squealed loudly, “Stop breathing, Cuc.”
During the first grade (12th grade) academic year, Mr. Hai oversaw the Ngo Quyen High School press department. One night, he hurried to my house. “Help... help! Please help me quickly, Cuc.”
His story was that the school magazine was about to be printed but the number of pages was not enough. He asked me to write a short story. Luckily, I had some free time, so I was ready to help him. In his view, during that time of the year, the press criticized Ngo Quyen Spring Magazine: The literature and poetry were sentimental, not normal. However, he happily patted his thigh and laughed, saying that, compared to other spring magazines, his school one was still far ahead.
After graduating from school, I rarely saw him. He would stop by occasionally to tell me about his poems that had been set to music or to show me the manuscript of the short stories he had written. The last time he came, he gave me the piece of music “Em Hiền Như Ma Soeur (You Are As Gentle As Ma Soeur) with his autograph. My lovely friend Thu Thanh Pham came to mind when I was reading this song. Was it her meek appearance and soft eyes that had once aroused him too?
I had no knowledge of Nguyen or the Mach Tho Group after 1975. The regime changed, and lives changed, too.
Everyone was busy making a living in miserable and worrisome conditions. A few years later, I heard that he and his family had crossed the border and were safely settled in France. In March 1992, I went to America. A few months later, Little Hong from Georgia called me at midnight. “Hey, have you heard this bad news? Hai Hoang Nguyen passed away.”
When I just came to the US, there were not many Vietnamese people in the place where I lived, and there were no newspapers, so I didn't get any news. Hong lived in a big city, and there were a lot of Vietnamese people, so if she had any news, she always let me know.
Both of us were in deep sorrow for him—a multi-passionate man who ultimately used tranquilizers to end his own life.
In 2005, during a conversation with Ba, she asked me, “Was 'Hai Rom' (Skinny Hai) Nhien Tat Nguyen?” It turned out that since the day she got married, Ba had little contact with her friends, so she didn't know anything about him. “Oh my God, I love Nhien Tat Nguyen’s poetry but didn't expect him to be Hai Hoang Nguyen,” said Ba. She finally let on, “I didn't expect the life of the guy who played my husband to be so short.”
In November 2007, I decided to return to Viet Nam after nearly sixteen years of separation. This return trip included both Hong and Sang. Our plan was to see Teachers and friends again. By the way, Hong was on familiar terms with Phuong Thien Dinh, his wife, and the White Cloud Group. I also wanted to see the members of the old Mach Tho Group, so I asked Hong to contact them and invite them all to join the friendly meeting. In my heart, I wanted to see my friends in the Mach Tho Group again to remind me of my lost literary friends: Da Ta, Linh Thy Hoang, and Nhien Tat Nguyen. A friend of mine in San Jose told me that Mr. Hoang had passed away. Mr. Hoang did not attend the meeting even though the information was untrue. It was more regrettable that I did not have the opportunity to talk to him about the past as planned.
To keep my promise to Mr. LS Dat, the president of the Bien Hoa Friendship Association, this article is about Nhien Tat Nguyen and the memories of a time we participated in literature and theatre activities under the dear roof of Ngo Quyen Public High School. The article is an incense stick in memory of the deceased. Somewhere in peace, I believe he is smiling - not a scornful, arrogant smile but an innocent, carefree smile of school age.
THY LE TRANG
(Massachusetts)
English Translation by Nguyen Khac Phuoc
VỀ NGƯỜI BẠN ĐÃ MẤT: NGUYỄN TẤT NHIÊN
Thy Lệ Trang
Lòng tôi luôn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nghĩ về những kỷ niệm học trò đã qua hoặc khi nghe ai đó nhắc đến tên những người bạn thân quen đã ra người thiên cổ.
Tôi biết tin anh Nguyễn Tất Nhiên qua đời đã lâu. Dự
định viết về anh nhiều lần, nhưng tôi cứ chần chừ... chần chừ... rồi
không thực hiện được. Một phần vì bận rộn công việc làm, một phần
vì ngại cầm lại bút. Tôi vẫn than phiền với nhỏ Hồng rằng vì lâu
quá không viết nên văn chương có thể khô cằn như tuổi già của đời
mình.
Tuy anh Hải (Nguyễn Hoàng Hải là tên thật của Nguyễn Tất Nhiên) và tôi học chung trường Trung học Ngô Quyền, nhưng chúng tôi lại quen nhau ở một địa điểm khác: nhà sách Huỳnh Hiệp. Lúc đó cả hai đang học lớp Đệ Lục. Thời con nít thích làm thơ-viết văn, tập tành làm văn thi sĩ. Tôi cặm cụi viết cho nhiều tờ báo như Tuổi Xanh, Tuổi Trẻ, Tuổi Hoa, Lá Xanh... với nhiều bút hiệu khác nhau. Do đó mỗi chiều tôi hay ra nhà sách Huỳnh Hiệp đón báo từ Sài Gòn mới về để mua. Anh Hải cũng vậy. Chúng tôi háo hức vừa trả tiền xong là vội vàng mở ra xem ngay, muốn biết bài của mình đã được đăng chưa hay còn nằm trong mục chờ đợi. Dĩ nhiên có bài được đăng, có bài không được trả lời nhưng chúng tôi rất vui vì tuổi học trò có nhiều ước mơ và hy vọng.
Vừa học vừa làm thơ vừa quậy phá. Đó là thời Trung Học của tôi. Rất nhiều người ngạc nhiên đã hỏi làm sao tôi có thể giữ tâm hồn thi văn lãng mạn trong khi chơi với đám bạn bè thực tế ồn ào nổi danh Ngũ Qủy. Anh Hải cũng hay đặt câu hỏi đó. Nhiều lần gặp tôi tại trường, anh định khoe về một bài thơ hay một bài văn mới sáng tác thì nhỏ Ba đã kéo tôi đi và trừng mắt nhìn anh hăm dọa. Anh cười khì khì, hai tay chấp lại xá xá vài cái rồi dông mất.
Năm học Đệ Tứ - đó là năm học đáng nhớ nhất của tôi. Dù bận rộn hoàn thành tập san Xuân cho lớp Tứ Ba, tôi cũng tham gia gửi bài cho báo Xuân Ngô Quyền. Rất vui mừng và hảnh diện khi bài của tôi được Thầy Cô trao giải nhất văn chương đồng hạng với một bài văn của anh học Đệ Nhất.Tôi không nhớ anh tên gì chỉ nhớ bài viết của anh rất dễ thương: "Con diều của tôi bắt đầu mọc gai trong hồn và chở sầu bay sướt mướt trong mơ". Bởi vì năm đó hoa soan đã nở mà bố anh vẫn đi biền biệt không về. Giải thưởng cho tôi:quyển tập thơ của Phạm Công Thiện và một cây bút máy Trung Quốc.
Những ngày cuối năm kh̀ông khí trường Ngô Quyền rất náo nhiệt. Để chuậ̉n bị văn nghệ cho trường, anh Hải đi đến từng lớp để t̀ìm một vai nữ đóng cặp với anh trong ṃ̀ột hài kịch do chính anh sáng tác và đạo diễn. Anh đến lớp tôi bị các bạn bàn trên quay quá cỡ. Lớp Tứ Ba của tôi nổi tiếng có nhiều bạn học rất giỏi nhưng ngoài giờ học cũng lém lỉnh không kém ai. Thoát khỏi những câu hỏi hóc búa, anh đi xuống bàn cuối nơi tôi ngồi nhăn mặt than phiền: Khổ qúa, khổ quá, tìm hòài không ra. Tôi hỏi: Vai gì mà khó tìm người dữ vậy?
-Vai một người đàn bà hung dữ chuyên môn ăn hiếp chồng.
Nhỏ Ba ngồi cạnh tôi mở miệng hỏi: Dữ cỡ tao đóng được không?
-Được được lắm. Anh mừng quá, mặt cười hớn hở.
Thế là nhỏ Ba và nhỏ Lưu bắt phải chấp nhận một điều kiện: Sau mỗi lần tập kịch anh phải bao bọn tôi một chầu nước đá đậu xanh bánh lọt và một chầu phim ở rạp Biên Hùng. Để vở kịch của mình được hoàn thành, anh gật đầu chịu hết. Đó là một loại hài kịch kiểu Phi Thoàn, nói về chuyện anh chàng ở thành phố có một bà vợ dữ như sư tử Hà đông. Sợ vợ nhưng không muốn mất mặt trước anh ruột của mình. Nhân ngày ông anh ở nhà quê lên thăm, anh ta năn nỉ vợ gỉả bộ đóng vai trò người vợ hiền thục biết vâng lời chồng. Người vợ đồng ý. Nhưng những yêu sách kỳ cục, tức cười của ông chồng làm chị vợ không dằn được. Cuối cùng chị vợ đã nện cho anh chồng một trận đòn nên thân.
Dĩ nhiên anh Hải đóng vai người chồng, nhỏ Ba đóng vai người vợ và một người bạn học cùng lớp với anh Hải đóng vai người anh. Tôi được giao nhiệm vụ làm người nhắc tuồng. Tuần lễ đầu êm xuôi, tất cả đều diển biến tốt đẹp. Anh hí hửng bao bọn tôi một chầu đậu xanh bánh lọt và một chầu phim. Nhằm lúc đó rạp hát Biên Hùng xuất sáng chiếu phim, xuất trưa trình diễn cải lương. Nhỏ Lưu rất rành về sân khấu kịch nghệ, đời tư nghệ sĩ, tài tử nào nó cũng thuộc nằm lòng. Với bản tánh tò mò hay phá phách, nhỏ Lưu rũ cả bọn leo vào hậu trường xem mặt các nghệ sĩ. Lúc đầu anh Hải từ chối, nhưng sau đó ham vui cũng tham gia.
Chúng tôi đến trò chuyện với các nghệ sĩ Mỹ Châu, Minh Phụng và còn bày ̣đặt xin hình và chữ ký của họ nữa. Một điều tôi nhận thấy anh Hải có óc nghệ sĩ và khiếu khôi hài. Trong thời gian tập kịch, anh hay kể chuyện tiếu lâm chọc cười bọn tôi. Cho đến bây giờ - bốn mươi năm qua rồi - mà tôi vẫn còn nhớ hình ảnh anh và nhỏ Ba rượt đuổi nhau chạy vòng vòng trong phòng tập; hay cảnh anh ôm bụng vừa cười vừa lắc đầu khi chọc cho nhỏ Lưu chửi thề.
Gần tới ngày trình diễn, ông bạn của anh bỏ cuộc, báo hại anh mặt mày méo xẹo, than vắn thở dài, còn nhỏ Ba cũng mất hứng tức mình vì sợ không có cơ hội diển xuất cho thầy và các bạn xem. Túng quá tôi phải gồng mình hy sinh: -Để tôi đóng cho. Giọng nói khan khan của tôi đóng vai đàn ông được rồi nhưng tóc tôi dài thì sao? Chuyện đó giải quyết được ngay. Vì thủ vai đàn ông ở nhà quê lên tỉnh, tôi phải mặc áo dài khăn đống, do đó tóc tôi cuộn tròn dấu phía trong. Nhận vai này không khó khăn, vì tôi là người nhắc tuồng nên đã thuộc làu vở kịch. Không biết tâm trạng anh Hải và nhỏ Ba ra sao chứ riêng tôi rất hồi hộp và rất run. Vừa bước ra sân khấu tôi đã nghe tiếng cười vang trời có lẽ vì bộ râu anh vẽ cho tôi. Cũng may nhờ cặp mắt kiếng gìa của ông Ngoại anh nên tôi không thấy gì ở phía dưới sân khấu cả. Nhờ đó mà tôi lấy lại tinh thần và diễn xuất rất tự nhiên.
Vở kịch thành công. Bạn bè đứa nào cũng khen ngợi. Miệng nhỏ Lưu oang oang: -Trời ơi, tụi mày diễn vui qúa, khó tánh như cô Hà Bích Loan mà còn cười chảy nước mắt. Anh Hải đưa ngón tay cái lên, chân mày nhương nhướng như có vẻ tự hào. Nhỏ Ba vổ vai anh: -Kỳ sau nhớ rủ tao đóng kịch nửa nghe mậy. Anh chấp hai tay để ngay ngực, cúi đầu: -Mô Phật tui sợ mấy bà qúa. -Sợ gì, đi chơi vui thấy mồ. –Vui thì vui nhưng hao qúa, thôi bye...bye...
Năm Đệ Tam, anh cùng các anh Mây Trắng, Đinh Thiên Phương, Hoàng Thy Linh, Đa Tạ lên nhà tôi. Đọc tập san Mạch Thở nhiều lần nhưng bây giờ tôi mới biết mặt các anh trong ban biên tập. Đó là một tập san viết bằng tay và chuyền cho các bạn yêu văn nghệ xem. Tôi thích mục "Mảnh vở và ngày tháng trầm lặng". Cá́i tựa nghe cũng dể thương. Mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ai laị không có những mảnh vụn suy tư để chia sẻ. Tôi rất vui khi được gia nhập vào nhóm Mạch Thở. Anh Hải thường lên nhà tôi một mình để khoe về những bài thơ mới hay nói về những dự tính trong tương lai. Nhiều người nói anh có tật xấu như nóng tánh, dêễ nổi giận. Tôi chưa chứng kiến cảnh đó nên không biết; chỉ biết một điều là đôi lúc anh ngu ngơ như trẻ con. Dạo ấy Truyền hình miền Nam hay chiếu phim câm Charlot vào trưa cuối tuần. Anh đến nhà tôi lúc mọi người xem phim, tất cả các cửa đều khép kín. Anh không gọi, chỉ lặng lẽ mở một cánh cửa sổ, đứng ôm song cửa sổ xem phim say sưa, đến những đoạn hấp dẫn anh vung tay cười thật dòn, cười nhiều đến nổi tưởng chừng như ngộp thở. Khi phim chấm dứt, anh mới chiụ vào trong nhà. Cũng từ đó thằng em trai tôi đặt biệt hiệu cho anh là 'Tắt Thở'. Mỗi lần nhìn thấy dáng anh từ xa là nó đã kêu réo om sòm: -Chị Cúc, có anh 'Tắt Thở' đến.
Hình như năm Đệ Nhất anh Hải là trưởng ban báo chí trường TH Ngô Quyền. Một đêm anh chạy lên nhà tôi: -Cứu nguy, cứu nguy... Cúc mau giúp anh. Số là báo trường sắp lên khuôn mà số trang bài viết chưa đủ. Anh nhờ tôi viết cho ṃột truyện ngắn. Cũng may đang lúc rảnh rang nên tôi sẵn sàng. Năm đó. theo anh, báo chí phê bình báo Xuân Ngô quyền: văn và thơ ủy mị, không được bình thường. Tuy nhiên anh rất vui, tay vỗ vào đùi và miệng cười ha hả bảo rằng nếu so với báo xuân trường khác thì trường mình vẫn vượt xa.
Sau khi rời trường tôi ít gặp anh. Họa hoằn lắm anh ghé lại một chút báo tin về những bài thơ anh được phổ nhạc hay cho xem bản thảo truyện ngắn anh viết. Lần cuối cùng anh đến tặng tôi bản nhạc “Em hiền như Masoeur” có chữ ký của anh. Đọc bản nhạc này, tôi liên tưởng đến cô bạn xinh xắn của tôi Phạm Thị Thanh Thu. Phải chăng anh cũng đã từng xao xuyến trước ánh mắt và dáng dấp nhu mì của nhỏ?
Sau năm một chín bảy năm, tôi hoàn toàn không biết gì về anh Hải và nhóm Mạch Thở. Chế độ thay đổi, cuộc sống thay đổi. Mọi người ai cũng lo kiếm sống, khốn khó và suy tư nhiều hơn. Vài năm sau tôi nghe tin anh và gia đình vượt biên và đã được định cư an toàn tại Pháp. Tháng ba năm 1992 tôi sang Mỹ. Vài th́áng sau nhỏ Hồng từ Georgia gọi tôi vào lúc nửa ̣đêm: -Ê, hay gì chưa? Nguyễn hoàng Hải chết rồi!
Tôi mới tới Mỹ, nơi tôi ở không có người VN nhiều, báo chí không có nên tôi không biết gì cả. Hồng ở thành phố lớn, người Việt đông nên có tin gì nhỏ cũng cho tôi hay. Cả hai chúng tôi bùi ngùi cho anh -một người có nhiều đam mê -cuối cùng lại tự kết liểu đời mình bằng những viên thuốc an thần.
Năm 2005, trong lần nói chuyện với nhỏ Ba, nó đã hỏi tôi: -Có phải 'Hải Ròm' là NTN không? Thì ra từ ngày lấy chồng, nhỏ Ba ít liên lạc với bạn bè nên không biết. -Trời ơi, tao mê thơ NTN mà không ngờ nó là NH Hải. Cuối cùng nó cũng buông thòng một câu: -Không ngờ thằng đóng vai chồng tao lại vắn số như vậy.
Tháng 11-2007, tôi quyết định về thăm VN sau gần mười sáu năm xa cách. Chuyến về này có cả Hồng và Sáng. Dự định của chúng tôi là gặp lại Thầy, Cô, bạn bè. Nhân tiện Hồng có quen với vợ chồng anh Đinh Thiên Phương và Mây Trắng, tôi cũng muốn gặp lại các anh trong nhóm MT ngày xưa nên nhờ Hồng liên lạc mời các anh đến chung vui trong cuộc họp mặt thân tình. Trong thâm tâm, tôi muốn gặp lại các anh trong nhóm Mạch Thở để nhắc nhở về những người bạn văn nghệ đã mất: Đa Tạ, Hoàng Thy Linh, và Nguyễn Tất Nhiên. Một người bạn của tôi ở San Jose đã cho tôi tin anh Hoàng Thy Linh đã qua đời, không ngờ đó là tin thất thiệt, vì vậy buổi họp mặt không có anh Linh. Càng ân hận hơn là tôi không có cơ hội để trò chuyện với anh về chuyện ngày xưa như dự định.
Để giữ lời hứa với anh LS Đắt -hội trưởng hội Ái hữu BH, tôi đã viết về anh Nguyễn Tất Nhiên, về những kỷ niệm một thời làm văn nghệ dưới mái trường thân thương Trung học Công Lập Ngô Quyền. Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rầng anh đang mỉm cười, không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò.
THY LỆ TRANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét