Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Tự học chụp ảnh bằng điện thoại

*Tham khảo từ Internet để tặng bạn Trần Văn Thản, NH6471QT.


Muốn chụp một cái ảnh đẹp phải có máy ảnh hàng hiệu giá vài chục triệu đến vài trăm triệu, ống kính đôi khi đắt hơn cả máy ảnh và phải học trường lớp đàng hoàng hoặc học kinh nghiệm của những tay máy nổi tiếng. Với máy điện thoại di động giá rẻ mà tính chuyện chụp hình cho đẹp là điều không thể thực hiện được. Tuy nhiền, lỡ mua cái điện thoại có tính năng chụp ảnh, khi gặp bạn bè bị người ta biểu chụp hoặc về quê thấy cảnh đẹp cũng cầm lòng không đậu và làm mấy pô rồi đưa lên mạng, bạn bè thấy không lẽ chê thì làm mình buồn nên khen vài chữ để khuyến khích. Do đó, phải tự học để chụp ảnh, để nếu đưa lên mạng thì người ta ngó được, không chê, chớ không mong gì có ảnh đẹp.


Người mới chụp ảnh thấy cảnh đẹp là cố lấy hết. Chỉ máy ảnh tốt mới làm được chớ máy ảnh trên điện thoại thì đừng nên, Nếu trong ảnh có quá nhiều chi tiết thì người xem bị phân tâm, không biết người chụp muốn chụp cái gì. Do đó nên chọn một mục tiêu đơn giản trong cảnh đó để chụp và bố trí sao cho mục tiêu bắt mắt người xem.





Hạ độ cao của máy ngang ngực hoặc thấp hơn cũng là một cách để tạo ảnh đẹp.



Khi chụp một vật xa nên lấy một vật ngay trước mắt để tạo chiều sâu cho ảnh. Vật ngay trước mắt có thể là lá, hoa, tảng đá… và nên hạ thấp máy để lấy được những vật này.





Ảnh có đường dẫn cũng tạo chiều sâu cho ảnh đồng thời làm người xem dường như đang bước vào khung hình, đi theo đường dẫn để khám phá cảnh vật trong đó. Đường dẫn có thể là đường ô tô, đường xe lửa, đường mòn qua đồi, con hẻm, cầu thang, tường nhà...



Cách đơn giản nhất để chụp một tấm ảnh "chuẩn" là theo luật ba phần. Chia tấm ảnh làm 3 phần bằng nhau theo chiều ngang và chiều dọc. Màn hình chia làm 9 ô bằng nhau. Điểm quan trọng của tấm hình nằm ở 4 chỗ giao nhau của 4 đường đó. (Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không theo luật này vẫn có ảnh đẹp nhưng những người nghiệp dư gà mờ như mình thì phải biết.) Nếu máy mình không có những đường kẻ này thì phải tưởng tượng ra.





Để trống hình cũng là một cách làm nổi bật vật / đối tượng muốn chụp. Đôi khi đối tượng chỉ chiếm 1/3, phần còn lại là không gian trống, có thể là bầu trời, bức tường, cây cỏ…





Góc chụp ảnh khác thường cũng tạo ảnh đẹp ví dụ từ dưới lên hoặc trên xuống. 





Ảnh cân xứng hai phía như nhau là một kiểu ảnh đẹp cổ điển.





Ảnh có nhiều vật xếp đều đặn cũng là một kiểu ảnh đẹp cơ bản.





Dùng ảnh phản chiếu cũng tạo ảnh đẹp. 





Dùng vật ở gần để làm khung cho cảnh xa.

Không nên zoom để lấy hình cho gần hơn mà nên đến gần đối tượng để chụp.

Không nên dùng đèn flash mà dùng ánh sáng tự nhiên.

Nên chụp vào lúc bình minh hoặc lúc chiều tối.

Nên chụp nhiều ảnh để rồi chọn một ảnh đẹp nhất.

Có thể dùng chế độ cắt ảnh trên điện thoại để loại bớt phần thừa và đưa điểm ảnh vào vị trí theo ý muốn.

Nếu ánh sáng và màu sắc của ảnh chưa vừa ý, thử dùng những ứng dụng trên điện thoại để chỉnh sửa, biết đâu ảnh sẽ đẹp hơn.

Ý và hình từ trang blog.hubspot.com và các trang khác.