Hình từ: http://www.suprmchaos.com/
BẠCH TUỘC CÓ BAO NHIÊU TRÁI TIM?
Hầu hết sinh vật đều chỉ có một
quả tim, riêng loài bạch tuộc có đến 3 quả tim. Bà con họ hàng của loài nhuyển
thể này là mặc ống và mực nang cũng vậy.
Trái tim lớn nhất của bạch tuộc,
trái tim hệ thống, nằm ở giữa cơ thể của động vật thân mềm này. Nó bơm máu chứa
oxy đi khắp cơ thể, nhưng không đến mang.
Hai trái tim còn lại được gọi
là trái tim phân nhánh, mỗi trái tim được gắn vào một trong hai mang của bạch
tuộc, vì vậy chúng thường được gọi là 'trái tim mang. Nhiệm vụ của mỗi nhánh
tim là bơm máu qua mang mà nó được gắn vào.
Những trái tim này tương đối
nhỏ và không mạnh bằng trái tim hệ thống.
Kirt Onthank, nhà sinh vật học
bạch tuộc tại Đại học Walla Walla ở Washington, cho biết như vậy.
Con người và các động vật có
vú khác cần có 4 ngăn tim dể giải quyết vấn đề huyết áp thấp.
Động vật cần đủ huyết áp để
đưa máu đi khắp cơ thể. Nếu một người bị huyết áp thấp, họ có thể bị choáng
váng hoặc thậm chí bất tỉnh nếu đứng dậy quá nhanh hoặc gắng sức. Điều này là
do áp suất thấp không đủ để đưa máu lên não. Kirt Onthank cho biết thêm.
Mang bạch tuộc hút oxy từ nước
và tim nhánh bơm máu nghèo oxy qua mang. Máu giàu oxy thoát ra từ mang ở áp suất
thấp, không đủ mạnh để đưa máu đến cơ thể. Vì vậy, bạch tuộc có một trái tim
khác sau mang để tạo áp lực đưa máu đến cơ thể một cách hiệu quả.
Vì vậy con bạch tuộc cần có 3
trái tim, Onthank giải thích.
Tim và hệ thống lưi thông của máu của con người |
Trái tim 4 khoang của con người
cũng làm nhiệm vụ tương tự.. Hai ngăn bên phải của tim—tâm nhĩ phải và tâm thất
phải (the right atrium and the right ventricle) bơm máu nghèo oxy từ các tĩnh mạch
vào phổi. Khi máu giàu oxy rời khỏi phổi, nó sẽ thoát ra ở áp suất thấp.
Máu giàu oxy này được đưa trở
lại tim — cụ thể là đến hai ngăn bên trái: tâm nhĩ trái và tâm thất trái (the
left atrium and the left ventricle). Các khoang này điều hòa áp suất máu và đưa
máu qua các động mạch đến phần còn lại của cơ thể.
Nói cách khác, bạch tuộc và con người giải quyết cùng một vấn đề theo hai cách rất khác nhau: bạch tuộc có nhiều trái tim và con người có trái tim nhiều ngăn.
Một nghiên cứu năm 1962 cho
biết rằng trái tim hệ thống (tim lớn) của bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương
(Enteroctopus dofleini) có thể hoàn toàn ngừng hoạt động trong thời gian dài
khi chúng nghỉ ngơi, khi chúng không cần tăng huyết áp nhiều,. Thay vào đó, trái
tim mang làm tất cả công việc, Onthank nói.
Ngoài ra, trái tim của bạch
tuộc dừng lại một lúc khi chúng bơi và không ai biết tại sao, Onthank tiếp.
Bạch tuộc bơi bằng cách phun
ra những tia nước từ cơ thể chúng. Tương tự như một quả bóng bay được bơm đầy và
thả nó ra để nó bay vòng quanh. Điều này gây rất nhiều áp lực lên cơ thể của bạch
tuộc, khiến tim chúng không thể bơm máu đúng cách. Vì vậy, thay vì chống lại áp
lực đó, chúng có thể chỉ nhấn nút tạm dừng trên tim mình trong giây lát.
Có lẽ vì vậy nên bạch tuộc
thường thích bò hơn bơi, Onthank nói
thêm.
Tên bài: How many hearts does an octopus have?
Nguồn: https://www.livescience.com/
Tác giả: Charles Q. Choi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét